BANNER
Tin mới
Đang tải...

Thời trang hiện nay chắc chắn không thể thiếu các sản phẩm từ denim. Denim xuất hiện dưới mọi hình thức, kiểu giặt và kiểu dáng khác nhau nhằm phù hợp với các loại trang phục khác nhau. Ban đầu, denim là loại vải để sản xuất quần cho những người thợ mỏ ở vùng biển phía Tây nước Mỹ. Rât nhiều yếu tố công nghệ đã làm cho denim trở thành biểu tượng thời trang như ngày nay – bao gồm các tiến bộ về quá trình quay, dệt, hoàn thiện…Một trong những phần quan trọng nhất của việc tạo ra những chiếc quần jeans denim tuyệt đẹp đó là quá trình giặt. Quá trình giặt đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất denim vì nó sẽ tạo ra các hiệu ứng trên jeans mà khách hàng ưa thích.

Quy tắc giặt denim cơ bản

Dưới đây là giới thiệu vắn tắt về các bước phổ biến trong quá trình giặt denim. Các loại máy khác nhau về chủng loại và nhà sản xuất trên khắp thế giới đều tạo ra những kết quả tương tự.

Tất cả các bước nhỏ trong quá trình giặt denim đều tạo ra sự khác biệt lớn vì màu nhuộm chàm khô nhanh và ít đọng nước. Tất cả các thông số đều quan trọng để giữ được các kết quả như nhau. Ví dụ, nhiều hãng giặt trên thế giới đều không quan tâm đến mức độ quan trọng của pH M:L:R và R P M của máy.

Một số bước quan trọng trong quá trình giặt denim
  1. Tiền xử lý (loại bỏ hồ, giũ vải, cọ sạch)
  2. Giặt đá hoặc giặt enzyme
  3. Làm sạch để điều chỉnh hiệu ứng mong muốn
  4. Tẩy
  5. Nhuộm màu
  6. Làm mềm và các công đoạn khác
1. Tiền xử lý

Đây là bước đầu tiên nhưng quan trọng nhất trong quá trình giặt. Đây là bước quyết định xem denim sẽ có kết quả tốt hay xấu. Bước tiền xử lý được thực hiện tốt sẽ tránh được các đường sọc, trình trạng bị cứng và mất màu. Quá trình này loại bỏ những chất không tinh khiết, hồ và vết bẩn trong quá trình xử lý vải.

Bước này cũng được gọi là bước loại bỏ hồ (loại bỏ hồ được thực hiện với vải denim làm từ sợi ngang). Tất cả các loại vải được dệt đều có hồ để nhằm làm vải dai hơn trong quá trình dệt. Có rất nhiều loại hồ trên thị trường, nhưng chúng có thể được chia thành hai loại chính.
  1. Có thể tan trong nước (hồ có gốc CMC hoặc PVA) và
  2. Không tan trong nước (có gốc tinh bột). Các loại hồ có gốc tinh bột thường được sử dụng phổ biến nhất do giá rẻ và có sẵn
Các phương pháp loại bỏ hồ từ jeans denim
  • Giặt với chất xúc tác có độ kiềm cao (ví dụ tro soda)
  • Giặt với chất xúc tác có axit cao (ví dụ axit acetic)
  • Giặt với các chất hóa học oxy hóa (ví dụ oxi già)
  • Loại bỏ hồ bằng enzim với Alfa amylase. Phương pháp này rất thân thiện với môi thường và thuận tiện
2. Quá trình giặt đá và giặt enzim
Có 4 loại enzim trên thị trường
  • Amylase … để loại bỏ hồ
  • Cellulase … để cho hiệu ứng muối và hạt tiêu, hay là tạo sự tương phản
  • Laccase …. Chất tẩy lai tạp
  • Catalase … Loại bỏ chất oxy hóa
Enzim là một loại protein xuất phát từ quá trình lên men từ các vi khuẩn và nấm tự nhiên. Cấu trúc của enzim là hợp chất cao phân tử sinh học và chúng xuất hiện ở mọi tế bào. Nói chung chúng được gọi là Cellulase và chỉ hoạt động trên cotton. Enzim là các cấu trúc sống có thể tấn công một nhóm phân tử.

Có ba loại Cellulase chính được sử dụng cho quá trình giặt denim đó là enzim đánh bóng trung tính, axit và lai tạp. Enzim rất nhạy cảm với các thông số trong máy giặt như độ pH, nhiệt độ và thời gian. Nếu bất kỳ thông số nào không đạt tiêu chuẩn, sẽ không thu được kết quả mong muốn.

Phản ứng của enzim rất dễ kiểm soát, chúng là sản phẩm sinh học, nên rất thân thiện với môi trường.
Cellulase đánh bóng lai tạp được sử dụng để loại bỏ vải bị nhô ra khỏi denim.

Bất kỳ Cellulase nào sử dụng trong quá trình phải được loại bỏ sau khi quá trình hoàn tất bằng cách đơn giản là phá vỡ các thông số ví dụ như tăng nhiệt độ lên cao, hoặc tăng độ pH thành độ kiềm mà Cellulase không chịu được.

Cellulase có 3 loại:
  • Trung tính
  • Axit và
  • Enzim lai tạp
Enzim trung tính cho hiệu ứng muối và hạt tiêu tốt hơn, ít để lại các vết và thường có dạng bột, mang lại độ dai của vải tốt hơn so với Cellulase. Cellulase axit mang lại kết quả nhanh hơn nhưng thường để lại các vết màu đen và làm giảm màu chàm, đồng thời làm ảnh hưởng độ dai của vải.

Hiện nay, người ta cần kết quả nhanh hơn trong thời gian ngắn hơn và tốn ít chi phí hơn. Do đó các nhà cung cấp hóa chất đã kết hợp cellulase trung tính và axit thành loại enzim có hiệu quả nhanh hơn với chi phí thấp hơn đó là enzim lai tạp.

Laccase là chất xúc tác tẩy lai tạp và là phương pháp thay thế cho các chất xúc tác tẩy thông thường. Nó tạo ra màu xám hơn cho denim xanh và tăng cường hiệu ứng muối và hạt tiêu. Tuy nhiên, do có chi phí cao và đời sống ngắn, các hãng giặt là không thích sử dụng nó.

3.   Làm sạch

Sau khi kết thúc quá trình giặt enzim, cần phải thực hiện quá trình làm sạch để đem lại kết quả tốt hơn. Làm sạch là một quá trình bắt buộc sau bất kỳ quá trình sử dụng hóa chất nào để làm cho bước tiếp theo được thực hiện dễ dàng hơn. Tất cả các quá trình dưới đây đều loại bỏ/làm ngừng hoạt động quá trình enzim để bảo vệ độ bền của vải.
  • Làm sạch chất oxy hóa trong pH kiềm làm tăng độ sáng và tông màu xanh của chàm
  • Bằng cách sử dụng chất tẩy không có ion ở nhiệt độ trung bình hoặc nhiệt độ cao
  • Giũ vải trong nước nóng hai lần
4. Tẩy

Đây là bước quan trọng trong quá trình giặt denim và có thể thực hiện với các chất xúc tác tẩy khác nhau.
  • Ca(ClO)2
  • NaCl2
  • Oxy già
  • Thuốc tím
Hai loại hóa chất đầu tiên thường được sử dụng cho denim trung bình và denim cũ. Tuy nhiên, đối với denim siêu cũ và cần tông màu sáng thì nên sử dụng thuốc tím để loại bỏ màu nhanh hơn và sau đó làm trung tính rồi sử dụng tẩy dạng lỏng để đạt được hiệu quả mong muốn. Quá trình này giúp tạo ra màu xám hơn và bảo vệ độ co giãn.

Oxy già ít khi được sử dụng là chất xúc tác tẩy khi chỉ cần mất đi một ít màu sắc hoặc nếu bề mặt vải có lưu huỳnh, vì sẽ mất nhiều thời gian hơn để có hiệu quả như mong muốn.

Thuốc tím cũng được sử dụng trên vải denim màu đen 100% lưu huỳnh để chất xúc tác tẩy đạt được hiệu quả có một không hai. Vì phương pháp này không dễ dàng cho quá trình sản xuất nên các hãng giặt là cần có một đội chuyên gia để xử lý vấn đề này, nếu không sẽ tạo ra rất nhiều tông màu.

Công đoạn trung hòa cho quá trình tẩy sẽ rất cần thiết để loại bỏ độ dai của vải, mùi khó chịu từ vải, sự ố vàng và những khó chịu cho da,…

5. Nhuộm màu

Nhuộm màu nhẹ là quá trình sử dụng ít màu nhuộm hơn và màu nhuộm được sử dụng trực tiếp cho quá trình này. Quá trình này được sử dụng để làm thay đổi tông màu của màu chàm. Khi số lượng màu tăng lên và bao trùm màu chàm thì sẽ đạt đến quá trình nhuộm màu toàn bộ.

Nhuộm màu nhẹ được sử dụng để mang lại vẻ cổ, đã qua sử dụng cho quần áo. Quá trình này mất từ 5-15 phút để có kết quả tốt, sau đó sẽ đên công đoạn chỉnh sửa quá trình nhuộm và làm sạch màu nhuộm trên bề mặt.

Quá trình nhuộm toàn bộ được sử dụng cho màu chàm tông rất sáng hay denim xám.

Có rất nhiều loại thuốc nhuộm. Bảng dưới đây sẽ so sánh các loại thuốc nhuộm:

  • Màu nhuộm trực tiếp
  • Màu nhuộm tương tác
  • Màu nhuộm làm phai màu
  • Màu nhuộm lưu huỳnh

6. Quá trình làm mềm

Quá trình làm mềm rất quan trọng vì denim nặng hơn so với các loại vải khác. Trong suốt quá trình này, có một vấn đề lớn đó là denim sẽ bị biến màu, nghĩa là thay đổi về tông màu hoặc làm mất đi màu trắng, để lại những vệt ố vàng. Sử dụng chất làm mềm thông thường sẽ dẫn đến các vấn đề về ozone. Vải nhuộm màu chàm thậm chí còn dễ bị ố màu hơn.

Đây là một vấn đề phổ biến và không chỉ có một nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Mà là rất nhiều điều kiện có thể dẫn đến vấn đề này. Bị ố vàng không phải là vấn đề cụ thể chỉ xảy ra đối với vài loại vải, cách hoàn thiện hay quá trình giặt nhất định. Vấn đề này cũng không phải chỉ xảy ra với một số hóa chất hay cách xử lý hóa chất nhất định. Nhưng chắc chắn là một vài yếu tố trong số đó sẽ gây ra việc bị ố vàng, vì cotton và polime hữu cơ sẽ bị ố vàng theo thời gian.

Ánh sáng, axit, các chất bẩn, chất tẩy và hóa chất góp phần dẫn đến các vấn đề về ố vàng.

Nhiệt độ trong quá trình làm khô và giữ nhiệt có thể tạo nên hiện tượng ố vàng do cotton bị xém. Do đó, việc kiểm soát tốt sẽ làm hạn chế vấn đề này.

Do đó, hãy sử dụng chất làm mềm chống ozone hóa (Antiozonate softener) sẽ kéo dài phản ứng ozone của chàm và giữ vải ở điều kiện tốt.

Hạn chế hiện tượng ố vàng

Không thể loại bỏ hoàn toàn hiện tượng ố vàng nhưng có thể làm giảm các nguyên nhân gây ố vàng:

  • Đảm bảo thực hiện đúng quá trình giũ và trung hòa công đoạn tẩy
  • Giảm thiểu hiện tượng nhuộm màu ngược
  • Tránh sử dụng hóa chất gây hiện tượng ố vàng
  • Tránh để vải ở ngoài trời trong thời gian dài
  • Kiểm soát nhiệt độ làm khô và giữ nhiệt
  • Sử dụng đúng chất làm mềm chống ozone hóa với đúng độ pH
Mi Lan

0 nhận xét:

Đăng nhận xét